Thụ tinh ống nghiệm được biết đến là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh hiệu quả điều trị của phương pháp này. Vậy thụ tinh ống nghiệm có rủi ro gì không?

Thụ tinh ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là biện pháp hỗ trợ sinh sản dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Phương pháp này thực hiện bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể để tạo thành phôi. Phôi thai sau khi được tạo thành sẽ được nuôi cấy trong phòng lab từ 3 – 5 ngày, sau đó chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.

IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.

Thụ tinh ống nghiệm có rủi ro gì không?

Mặc dù không thể phủ nhận thành công của thụ tinh ống nghiệm, song nhiều cặp vợ chồng vẫn băn khoăn thụ tinh ống nghiệm có rủi ro gì không khi lựa chọn có con bằng phương pháp này.

Thực tế, IVF không phải là phương pháp hoàn hảo, nó vẫn tồn tại ít nhiều hạn chế. Một số rủi ro có thể gặp phải khi làm IVF:

Hội chứng quá kích buồng trứng

Quá kích buồng trứng là một trong những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Thực tế, hội chứng quá kích buồng trứng từng xảy ra khoảng 10% số người kích thích buồng trứng có kiểm soát trong IVF. Hiện nay, tình trạng này đã được kiểm soát ở mức dưới 5%, trong đó những trường hợp tiến triển nặng chỉ chưa đến 1%.

Quá kích buồng trứng là rủi ro nghiêm trọng có thể gặp phải trong IVF
Quá kích buồng trứng là rủi ro nghiêm trọng có thể gặp phải trong IVF

Các trường hợp quá kích buồng trứng mức độ nhẹ sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng nhẹ, tăng cân, cơ thể khó chịu… Những dấu hiệu này có thể giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày. Bạn chỉ cần theo dõi triệu chứng tại nhà kết hợp chế độ nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp, hạn chế vận động, uống nhiều nước và kiêng quan hệ.

Nếu thầy các triệu chứng như nhiều dịch ổ bụng, hạ huyết áp, tim đập nhanh rối loạn chức năng gan,… thì có thể tình trạng đã tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của phụ nữ. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tùy thuộc mức độ phản ứng của cơ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phản ứng phụ của thuốc

Khi làm thụ tinh ống nghiệm, phụ nữ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc sinh sản để điều chỉnh chu kỳ hay kích thích rụng trứng trước khi làm thủ thuật chọc hút trứng. Một số người khi sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: căng tức 2 bên ngực, bốc hỏa, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, mệt mỏi…

Tác dụng phụ của thuốc kích trứng có thể khiến bạn mệt mỏi
Tác dụng phụ của thuốc kích trứng có thể khiến bạn mệt mỏi

Những triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày cuối quá trình kích trứng và kết thúc sau khi bắt đầu chọc hút trứng. Khi những triệu chứng này xảy ra thì bạn không cần quá lo lắng, hãy theo dõi mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu tình trạng khó chịu trở nên nghiêm trọng hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và cải thiện.

Nguy cơ đa thai

Trong thụ tinh ống nghiệm, tỷ lệ mang đa thai cao hơn nhiều so với những người thụ tinh tự nhiên. Theo hiệp hội sinh sản, tỷ lệ đa thai khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dao động khoảng 20 – 40%.

Việc mang đa thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé trong thai kỳ. Do đó các chuyên gia thường khuyến khích giảm số lượng phôi ở mỗi lần chuyển phôi.

Tỷ lệ mang đa thai trong IVF cao hơn thai tự nhiên
Tỷ lệ mang đa thai trong IVF cao hơn thai tự nhiên

>>> Xem thêm: Có nên làm IVF lần hai nếu lần đầu thất bại không?

Rủi ro trong thai kỳ

Sau khi làm IVF thành công, một số chị em vẫn có thể gặp một số rủi ro trong thai kỳ như: sảy thai, sinh non, cân nặng thấp, tiền sản giật… Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở những sản phụ lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền về sức khỏe như tiểu đường, huyết áp…

Để phòng tránh rủi ro không mong muốn trong thai kỳ, chị em nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sức khỏe tốt và quản lý thai kỳ chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa.

Nguy cơ không có noãn, không có phôi

Bên cạnh những trường hợp thành công, vẫn có những trường hợp thất bại như không có noãn, không có phôi… Trường hợp này xảy ra do chất lượng trứng, dự trữ buồng trứng của vợ và chất lượng tinh trùng của chồng ở các đối tượng: suy buồng trứng, kích thích buồng trứng sai liều lượng, chất lượng noãn, tinh trùng kém, bất thường gen di truyền…

Để hạn chế nguy cơ không có noãn, không có phôi, trước khi làm IVF, các cặp vợ chồng cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, điều trị các bệnh lý liên quan để bảo tồn cơ hội làm cha mẹ.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc thụ tinh ống nghiệm có rủi ro gì không. Nếu vợ chồng bạn rơi vào trường hợp vô sinh hiếm muộn thì IVF vẫn là phương pháp bạn nên cân nhắc. Liên hệ Hotline 096.968.5055 để được tư vấn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bệnh viện Phụ sản An Thịnh

  • Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
  • Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

Hotline: 096.968.5055

Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tháng 4 Quà Tặng Lên Tới 350 Triệu Đồng
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=18]
DUY NHẤT TRONG THÁNG NÀY
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=4]