Lạc nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa phổ biến và cũng rất dễ tái phát. Bệnh không chỉ gây ra cơn đau âm ỉ kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà phụ nữ mắc phải bệnh còn phải đối diện với nguy cơ hiếm muộn. Vậy điều trị bệnh như thế nào để hạn chế hậu quả mà bệnh gây ra? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và đại chỉ khám chữa bệnh uy tín hiện nay nhé!

1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Theo nguyên lý thông thường thì lớp niêm mạc bên trong tử cung dày lên hàng tháng, đón trứng thụ tinh về làm tổ. Khi không có đủ điều kiện thuận lợi, không xảy ra sự thụ tinh thì lớp niêm mạc này bong ra, thoát ra ngoài sẽ tạo thành kỳ kinh nguyệt. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, các mảnh niêm mạc vỡ ra, cùng máu kinh bị đẩy ngược vào bên trong, không ra hết, bám vào bên trong và dẫn đến tích tụ tạo thành lạc nội mạc tử cung. Vì thế là bệnh thường gặp phổ biến ở độ tuổi sinh sản.

Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu chị em sẽ không thấy có triệu chứng gì đặc biệt. Một thời gian sau chị em sẽ thấy xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, ra máu nhiều hơn, rong kinh… Một số chị em bị đau bụng dữ dội ở những ngày hành kinh. Cơn đau có thể lan xuống bẹn, hông, đau vùng chậu, đau chân… Cảm giác đau tăng lên mỗi khi quan hệ tình dục.

Lạc nội mạc tử cung là vấn đề thường hay gặp ở chị em phụ nữ lứa tuổi sinh sản

Lạc nội mạc tử cung là vấn đề thường hay gặp ở chị em phụ nữ lứa tuổi sinh sản

2. Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung nên biết

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí và kích thước của tổ chức niêm mạc tử cung lạc chỗ. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh như sau:

  • Người bệnh thường đau bụng kinh dữ dội, có thể kèm theo đau bụng dưới lệch phải hoặc là lệch trái, đau vùng khung chậu tùy vào vị trí của khối lạc nội mạc tử cung.
  • Chảy máu kinh số lượng lớn bất thường, kèm theo nhiều cục máu đông.
  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau âm ỉ, liên tục khi quan hệ tình dục.
  • Không mang thai sau 6 tháng đến 1 năm nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai.
  • Cảm giác luôn căng tức bụng, khó tiêu, đau khi đi đại tiện hoặc đi tiểu nhiều lần do trực tràng và bàng quang thường xuyên bị các khối lạc nội mạc tử cung kích thích.

3. Một số nguyên nhân gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung

Một số nguyên nhân chính được cho là có gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng của bệnh như:

Đã từng giải phẫu ở tử cung

Bệnh thường hay gặp ở những phụ nữ đã từng phẫu thuật nạo phá thai, cắt bỏ khối u xơ tử cung, điều trị viêm nhiễm tử cung hay sinh mổ,…

Kinh nguyệt bị trào ngược

Do có sự cản trở máu kinh nguyệt chảy ra ngoài qua âm đạo khiến máu và tế bào nội mạc tử cung bị trào ngược lên ống dẫn trứng, buồng trứng và ổ bụng, bám dính lại và phát triển trong những chu kỳ tiếp theo.

Sử dụng dụng cụ tử cung:

Một số trường hợp sau khi đặt dụng cụ tử cung có thể gây ra những tổn thương các tế bào niêm mạc gây viêm nhiễm, rong kinh, cường kinh và làm gia tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung.

Miễn dịch:

Do hệ miễn dịch vì lý do nào đó không phát hiện được tổ chức niêm mạc tử cung đang phát triển tại vị trí bất thường để tiêu diệt trước khi biểu hiện về bệnh lý.

Bẩm sinh:

Khi các khối lạc nội mạc tử cung xuất hiện trong cơ thể của các thai nhi trước khi được sinh ra. Tuy nhiên, sự dày lên của niêm mạc tử cung chỉ xảy ra khi bắt đầu tuổi dậy thì và biểu hiện triệu chứng của bệnh.

Rối loạn nội tiết tố:

Tính chu kỳ của nội mạc tử cung là do những hoạt động của hormone estrogen và progesterone tạo ra. Vì vậy, bệnh thường gặp ở phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản và nặng lên khi sử dụng các biện pháp kích trứng trong hỗ trợ sinh sản.

Rối loạn nội tiết tố làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung

Rối loạn nội tiết tố làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung

4. Một số biến chứng của lạc nội mạc tử cung thường có nguy cơ gặp phải

Có thể bị vô sinh

Lạc nội mạc tử cung có thể gây cản trở, gián đoạn sự thụ tinh và di chuyển của phôi đến buồng tử cung từ đó dẫn đến thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Ngoài ra, khi xuất hiện lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng có thể gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ phát triển của nang noãn, gây rối loạn quá trình phóng noãn và giảm chất lượng của trứng.

Thiếu máu

Lạc nội mạc tử cung thường có biểu hiện ra máu kinh kéo dài với số lượng nhiều hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ.

Vì vậy có thể thấy rằng người mắc lạc nội mạc tử cung thường hay gặp biến chứng thiếu máu thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hay chóng mặt, đau đầu và kém về khả năng tập trung trong công việc…

Đau vùng chậu mãn tính ở mỗi chu kỳ kinh

Khối lạc nội mạc tử cung luôn dày dần lên giống ở niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Các khối này sẽ gây nên kích thích, chèn ép hoặc hình thành xơ sẹo tại cơ quan trong vùng chậu gây ra đau vùng chậu mãn tính với tính chất chu kỳ.

Các vấn đề xảy ra về mặt tâm lý

Các cơn đau vùng khung chậu hoặc đau mỗi khi quan hệ tình dục kéo dài có thể khiến bệnh nhân trở nên sợ hãi hoặc cảm giác rất tự ti trong cuộc sống. Nếu vấn đề này không được giải quyết kịp thời có thể khiến người bệnh hay cáu gắt, thay đổi tính cách, rối loạn lo âu hoặc các vấn đề về trầm cảm.

Có nguy cơ ung thư

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa khá lành tính. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ khoa khác như là ung thư tử cung (khoảng 1 – 3%) hoặc ung thư buồng trứng (rất hiếm gặp)

Hãy đi khám sớm để điều trị hiệu quả khi đã có những dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung

5. Dịch vụ điều trị lạc nội mạc tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh

Không có cách để chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị thường tập trung vào điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số liệu pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

Để điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp nội khoa, thông qua việc sử dụng các thuốc đặc hiệu hoặc có thể can thiệp ngoại khoa nếu bệnh ở mức độ nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan trong ổ bụng. Tuy nhiên, bạn cần được thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn của các bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Điều trị chứng đau bụng kinh do bệnh có thể sử dụng biện pháp nội khoa bằng cách dùng các loại thuốc progesteron tổng hợp để làm teo triệt để các đám niêm mạc tử cung lạc chỗ. Có thể dùng thuốc tránh thai chứa nhiều progesteron và ít estrogen rồi uống liên tục từ 6 tháng đến một năm. Ngoài ra còn phải dùng biện pháp phẫu thuật để nạo vét những ổ lạc nội mạc tử cung trong cơ thể.  

Với sự ra đời của y học phẫu thuật nội soi, điều trị ngoại khoa trong lạc nội mạc tử cung đã có những bước chuyển biến mới. Phẫu thuật nội soi cho phép gỡ dính và phá hủy các tổn thương, tạo hình vòi trứng, đốt điện lưỡng cực hay đốt laser để phá hủy hiệu quả các tổn thương.

Tóm lại, bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có nguy cơ gây tình trạng hiếm muộn, vô sinh. Vì thế, nếu thấy cơ thể mình xuất hiện dấu hiệu của bệnh nên thăm khám ngay tại cơ sở uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất.

Thăm khám phụ khoa định kỳ tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh với công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại hàng đầu cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao hàng đầu về sản – phụ khoa giúp bạn sẽ phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và tìm ra hướng điều trị kịp thời. Đừng để các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm làm cản trở giấc mơ làm mẹ của bạn.  

5. Một số lời khuyên hữu ích về cách phòng ngừa hiệu quả lạc nội mạc tử cung của các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh

Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên hữu ích của chúng tôi về cách phòng ngừa hiệu quả của bệnh dưới đây giúp hạn chế nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung:

  • Tích cực rèn luyện, tập thể dục thể thao ít nhất là 30 phút/ngày để giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng chuyển hóa estrogen nhằm hạn chế xuất hiện bệnh.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, với người béo phì cần xây dựng lộ trình giảm cân từ từ và có sự khoa học.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể như thuốc lá, bia rượu,…
  • Thực hiện biện pháp phòng tránh thai an toàn, không nên thực hiện nạo phá thai.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín đúng cách để hạn chế vấn đề viêm nhiễm âm đạo hay viêm tử cung,…

Tích cực rèn luyện, thể dục thể thao và lối sống khoa học để phòng ngừa nguy cơ bệnh

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lí lạc nội mạc tử cung. Có thể thấy rằng đây là tình trạng thường gặp ở các chị em phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Mức độ nặng của bệnh lí cũng thay đổi tùy theo từng người. Lời khuyên của bác sĩ Bệnh viện phụ sản An Thịnh là các chị em nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm. Hoặc khi thấy các triệu chứng bất thường như: rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, đau khi đi đại tiểu tiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung cũng như các bệnh lý sản phụ khoa của các bác sĩ bệnh viện An Thịnh để được hỗ trợ kịp thời.

========

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bệnh viện Phụ sản An Thịnh

Hotline: 0969.685.055

Email: [email protected]

Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *