Trong quá trình thực hiện IVF, thuốc kích trứng đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh ưu điểm, thuốc kích trứng vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF.
Những yếu tố của thuốc kích trứng có nguy cơ gây tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF là điều khó tránh khỏi. Khi sử dụng thuốc kích trứng, có nhiều yếu tố có nguy cơ gây tác dụng phụ:
Loại thuốc và liều lượng thuốc kích trứng được sử dụng
Tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF có liên quan đến liều lượng thuốc. Thông thường, phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc, liều thuốc kích trứng phù hợp với tác dụng tối đa. Tùy từng trường hợp, có thể thay đổi liều lượng, thêm thuốc để có tác dụng mạnh hơn nếu không đạt được hiệu quả như mong muốn trong quá trình theo dõi điều trị.

Theo các chuyên gia hỗ trợ sinh sản, phác đồ điều trị kích trứng ở phụ nữ thực hiện IVF mang tính cá thể hóa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng bệnh lý, mức độ đáp ứng thuốc… của mỗi người.
Vậy nên, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý thay đổi loại thuốc và liều lượng thuốc điều trị khi chưa có tham vấn từ bác sĩ điều trị trực tiếp. Bên cạnh đó, các chị em không nên tự ý dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Cơ địa của người sử dụng thuốc
Tùy cơ địa của mỗi người, phản ứng với các thành phần của thuốc kích trứng sẽ khác nhau. Nguy cơ cơ thể phản ứng, dị ứng có thể xảy ra. May mắn, hiện nay các loại thuốc kích trứng đều được đánh giá an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Một số tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF có thể xảy ra
Không thể phủ nhận tác dụng và vai trò quan trọng của thuốc kích trứng trong IVF, tuy nhiên, một số phụ nữ trong quá trình làm thụ tinh ống nghiệm có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF như:
Đau chướng vùng bụng
Đau chướng vùng bụng là một trong những tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF có thể sẽ gặp. Bởi, thuốc kích trứng có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, chín và rụng. Trong thời gian sử dụng thuốc kích trứng, kích thước buồng trứng có thể tăng khiến phụ nữ bị chướng bụng, đau tức vùng bụng dưới.

Làm thay đổi tâm trạng
Tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF là có thể làm thay đổi tâm trạng của phụ nữ. Bởi, loại thuốc này có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến tâm trạng thay đổi, khó chịu, bốc hỏa… Tình trạng này sẽ chấm dứt khi ngưng sử dụng thuốc nên không quá lo lắng.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Thuốc kích trứng có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ và có thể biến mất khi ngừng sử dụng thuốc.
Rối loạn thị lực
Rối loạn thị lực là tác dụng phụ của thuốc kích trứng nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra và thường hết khi phụ nữ ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt, nhìn thấy đồ vật bay lơ lửng… thì bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn cách xử lý cụ thể.
Hội chứng quá kích buồng trứng
Hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra do dưới tác dụng của thuốc kích trứng, buồng trứng bị kích thích dẫn đến các triệu chứng của hội chứng quá kích buồng trứng điển hình như buồn nôn, nôn, tăng cân nhanh, mất nước; nghiêm trọng hơn có thể là đông máu, rối loạn chức năng thận, xoắn buồng trứng, tụ dịch ở ngực và bụng…

>>> Xem thêm: Quá kích buồng trứng bao lâu thì hết?
Quá kích buồng trứng là hội chứng hiếm gặp có thể nhanh chóng hết sau 5-7 ngày sau khi hoàn tất quá trình chọc hút trứng (noãn), trừ khi bệnh nhân có thai. Do đó, bác sĩ thường khuyên người bệnh trong khi kích thích buồng trứng cũng như sau khi chọc hút trứng không nên quan hệ vợ chồng cho đến khi có kinh trở lại, để ngăn ngừa nguy cơ đa thai cũng như hội chứng quá kích buồng trứng muộn.
Xoắn buồng trứng
Tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF có thể gây xoắn buồng trứng. Đây là một biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ, là trình trạng buồng trứng di động và quay vòng xung quanh các dây chằng cố định chúng khiến buồng trứng bị xoắn. Hệ quả là lưu lượng máu đến buồng trứng và vòi trứng bị cắt đứt đột ngột, có thể gây hoại tử buồng trứng. Trường hợp này là trình trạng nguy hiểm, cần được chẩn đoán và cấp cứu xử trí nhanh chóng.
Tình trạng này có nguy cơ cao ở phụ nữ có khối u, đa nang buồng trứng và kích thước buồng trứng lớn.
Phản ứng dị ứng
Đây là tác dụng phụ của thuốc kích trứng khi làm IVF rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, khả năng cơ thể dị ứng với thành phần của thuốc vẫn có thể xảy ra. Vậy nên, bạn hãy theo dõi cơ thể thật kỹ và báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Tác dụng phụ của thuốc kích trứng trong IVF là vấn đề không mong muốn. Tuy nhiên, với phác đồ điều trị cụ thể và sự theo dõi sát sao của các chuyên gia hỗ trợ sinh sản, bạn cũng không nên quá lo lắng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên hệ Hotline 096.968.5055 để được hỗ trợ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội