Chuyển phôi là thời điểm quan trọng, đánh dấu cơ hội làm cha mẹ trong tương lai của các gia đình khi thực hiện IVF. Nắm chắc trong tay kinh nghiệm chuyển phôi trữ giúp ba mẹ thành công đón con yêu ngay lần đầu tiên.
Lợi ích của chuyển phôi đông lạnh
Sau khi trải qua giai đoạn kích thích buồng trứng và chọc hút noãn, người phụ nữ sẽ bắt đầu quá trình chuyển phôi. Thực tế, chuyển phôi trữ đông và phôi tươi có tỷ lệ thành công tương đương nhau nhưng chuyển phôi đông lạnh thường được ưa chuộng, bởi vì:
Hiệu quả thụ thai cao: Làm IVF, phụ nữ phải sử dụng thuốc kích trứng. Vì thế, nội tiết tố của phụ nữ thường tăng cao, điều này không thuận lợi cho sự làm tổ của phôi. Do đó, theo kinh nghiệm chuyển phôi trữ được sử dụng nhiều, chuyển vào thời điểm nội tiết tố ổn định sẽ tăng khả năng thụ thai.
Giảm nguy cơ đa thai: Sử dụng phôi trữ đông giúp chuyển từng phôi một, giảm nguy cơ đa thai. Trong lần thực hiện IVF, các phôi đông lạnh sẽ được lần lượt cấy vào tử cung nếu lần thụ thai trước không đạt kết quả.
Hồi phục sức khỏe và ổn định tâm lý: Chuyển phôi trữ đông giúp người vợ hồi phục sức khỏe, giảm lo lắng khi bắt đầu quá trình thụ thai.
Đảm bảo an toàn: Với các trường hợp có nguy cơ hoặc bị quá kích buồng trứng, việc chuyển phôi đông lạnh thay vì phôi tươi là cần thiết để bảo đảm an toàn.
Kinh nghiệm chuyển phôi trữ giúp đậu thai ngay lần đầu
Một số kinh nghiệm chuyển phôi trữ đông giúp các cặp đôi thành công ngay lần đầu tiên thực hiện:
Trước khi chuyển phôi
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Khi làm IVF, người vợ sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc nội tiết ngoại sinh để cơ thể có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi chuyển phôi. Trước khi chuyển phôi, chị em cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Chuẩn bị chế độ ăn lành mạnh tốt cho niêm mạc: Niêm mạc được xem là ngôi nhà để phôi thai có thể làm tổ và phát triển khỏe mạnh. Kinh nghiệm chuyển phôi trữ là bạn phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và tốt cho niêm mạc. Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
– Nhóm thực phẩm giàu carbohydrate tốt như các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, khoai, bánh mì nguyên cám…
– Thực phẩm chứa các chất béo tốt như cá thu, cá hồi, trong dầu oliu, quả bơ…
– Protein như thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản…
– Vitamin và khoáng chất như rau xanh, quả chín
– Bổ sung đầy đủ các loại vi chất như sắt, axit folic, kẽm, vitamin E…
Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể được vận hành trơn tru nhất, bạn nên uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày.
Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng thường xuyên giúp tăng tỷ lệ làm tổ của phôi, cải thiện cơ hội mang thai và giảm nguy cơ sảy thai.
Chuẩn bị tâm lý: Tâm lý là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi chuyển phôi. Hãy giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế căng thẳng để giúp tăng tỷ lệ đậu thai.
Cân bằng chế độ sinh hoạt: Giữ cân nặng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá… để tạo môi trường phát triển và khỏe mạnh cho phôi thai.
Trong khi chuyển phôi
Khi chuẩn bị chuyển phôi, người vợ sẽ cần siêu âm để quan sát tử cung, phần phụ dễ dàng hơn nên có thể cần uống khoảng 300 – 500ml nước.
Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài, mẹ nên phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để thao tác dễ dàng và tăng tỷ lệ thành công. Khi vừa chuyển phôi xong, bạn cần nằm nghỉ tại tư thế từ 30 phút – 1 giờ để phôi ổn định trong tử cung. Sau đó có thể đi lại nhẹ nhàng, đi vệ sinh để cảm thấy thoải mái nhất và ra về.
>>> Xem thêm: Quy trình chuyển phôi
Lúc này, phôi đang dịch chuyển trong tử cung để tìm chỗ bám tốt nhất nên di chuyển bằng ô tô, tránh đường quá xóc hoặc vận động mạnh.
Sau khi chuyển phôi
Kinh nghiệm chuyển phôi trữ thành công ngay lần đầu tiên phải chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi sau khi chuyển phôi.
Chế độ nghỉ ngơi
Sau khi về nhà, trong 3 ngày đầu tiên, người vợ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Tư thế nằm thích hợp nhất là nằm nghiêng sang trái, chân phải co lên và chân trái duỗi thẳng, song bạn có thể thay đổi để tìm tư thế nằm dễ chịu nhất.
Sau 3 ngày, bạn có thể đi lại nhiều hơn, tránh hoạt động mạnh, bê vác dùng sức. Cần đi chậm thật cẩn thận, hạn chế tối đa va chạm hoặc làm việc quá sức ảnh hưởng đến quá trình phôi thai bám vào tử cung làm tổ và phát triển thành thai. Ngoài ra, cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn để tránh kích thích gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới phôi thai.
Chế độ dinh dưỡng
Nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây trong các bữa ăn để bổ sung Vitamin tự nhiên giúp giảm đến 40% tỷ lệ sảy thai. Cung cấp đủ chất xơ giúp chuẩn bị cho quá trình mang thai an toàn. Các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ xanh còn chứa dinh dưỡng tốt, ngăn ngừa sảy thai.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu pinto…Các loại protein nạc cũng không thể thiếu trong dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ sau chuyển phôi. Tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai như: nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót, rau má,…
Giữ tâm lý thoải mái
Hạn chế suy nghĩ quá nhiều, hãy dành thời gian xem phim, đọc sách để thư giãn và thoải mái tinh thần.
Bỏ túi kinh nghiệm chuyển phôi trữ giúp các cặp đôi gia tăng tỷ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF. Chúc các gia đình sớm đón con yêu về nhà. Liên hệ Hotline 096.968.5055 để được tư vấn về phương pháp thụ tinh ống nghiệm hoặc giải đáp các thắc mắc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội