Trong đánh giá và điều trị vô sinh hiếm muộn, xét nghiệm vô sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, việc chẩn đoán sớm các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn sẽ dễ dàng và chính xác hơn.
Khi nào nên khám vô sinh?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vô sinh hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng sau 1 năm (với người vợ dưới 35 tuổi) và sau 6 tháng (với người vợ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có thai một cách tự nhiên. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, bạn cần gặp bác sĩ hiếm muộn.
Theo Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thế giới cứ 6 người trưởng thành có 1 người vô sinh ở một thời điểm nào đó trong đời. Tại Việt Nam, có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh, hiếm muộn (tương đương với 1 triệu cặp vợ chồng). Tỷ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.
Các xét nghiệm vô sinh quan trọng khi khám vô sinh
Đối với điều trị vô sinh hiếm muộn, xét nghiệm vô sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là việc làm cần thiết giúp các chuyên gia hỗ trợ sinh sản đưa ra được đánh giá và kế hoạch điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp. Xét nghiệm vô sinh bao gồm: xét nghiệm vô sinh nam và xét nghiệm vô sinh nữ.
Xét nghiệm vô sinh nam
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Xét nghiệm tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản nhất và không thể thiếu khi các cặp vợ chồng thăm khám hoặc điều trị vô sinh hiếm muộn. Thông qua xét nghiệm tinh dịch đồ, các bác sĩ sẽ đánh giá một cách sơ bộ về khả năng sinh sản của chồng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các bước xét nghiệm tiếp theo. Trước khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, người chồng nên kiêng quan hệ tình tục từ 3 đến 5 ngày.
Xét nghiệm nội tiết tố nam
Khi xét nghiệm tinh dịch đồ cho kết quả bất thường, người chồng sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nội tiết tố để xác định chính xác tình trạng đang gặp phải.
>>> Xem thêm: 10+ Dấu hiệu vô sinh tiềm ẩn nên “cẩn trọng”!
Xét nghiệm sinh thiết tinh hoàn
Những vấn đề về tinh hoàn có thể là nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh. Bởi, tinh hoàn là bộ phận đảm nhiệm chức năng sản xuất tinh trùng và nội tiết tố nam. Xét nghiệm sinh thiết tinh hoàn là xét nghiệm quan trọng được sử dụng để xác định nguyên nhân vô sinh ở nam giới. Từ đó, giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề bất thường tại tinh hoàn để có hướng xử lý kịp thời.
Xét nghiệm vô sinh nữ
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
Là công thức máu đầy đủ, được tiến hành để đánh giá sức khỏe tổng thể xem nữ giới có bị thiếu máu, nhiễm trùng hay bệnh bạch cầu không. Xét nghiệm công thức máu cho biết: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, Hemoglobin, Hematocrit.
Xét nghiệm máu toàn bộ là xét nghiệm cơ bản trong điều trị vô sinh. Bởi vì, khi thực hiện IVF, nữ giới cần phải lấy trứng nên bác sĩ cần biết các thông số về máu, đặc biệt là nguy cơ thiếu máu.
Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm nội tiết giúp khảo sát và đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng và khả năng dự trữ buồng trứng. Bên cạnh đó, xét nghiệm này có thể theo dõi sự phát triển của nang noãn và rụng trứng. Đồng thời, thông qua xét nghiệm có thể biết được mức độ hormon sinh sản, nguy cơ vô sinh ở nữ.
– Xét nghiệm AMH: Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm.
– Xét nghiệm hormon LH: Có vai trò quan trọng trong đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản ở nam và nữ, nhằm kiểm tra vô sinh và đánh giá vấn đề của tuyến yên.
– Xét nghiệm Estradiol hoặc Estrogen: Giúp theo dõi sự phát triển của nang trứng trước khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.
– Xét nghiệm Prolactin: Giúp chẩn đoán một số tình trạng bất thường ở sức khỏe ở nam và nữ như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương, rối loạn chức năng tình dục, u tuyến yên,…
– Xét nghiệm FSH: Cho phép chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng tuyến sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm, mãn kinh hay tình trạng vô sinh ở nữ giới
Xét nghiệm đường huyết
Người ăn uống bình thường và người ăn chay lượng đường huyết sẽ khác nhau. Đây có thể là lý do ảnh hưởng tới cơ hội mang thai ở nữ giới. Việc kiểm tra lượng đường trong máu và insulin là tiêu chí quan trọng để nữ giới biết mình có nguy cơ vô sinh không.
Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng (ESR)
Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng là xét nghiệm máu giúp kiểm tra cơ thể có bị viêm nhiễm hay không. Xét nghiệm ESR không phải là công cụ để chẩn đoán độc lập, nhưng thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể chẩn đoán được sự tiến triển của tình trạng viêm nhiễm.
Với xét nghiệm ESR, mẫu máu được chứa trong một chiếc ống, các tế bào máu đỏ sẽ lắng xuống đáy. Nếu tốc độ máu lắng càng nhanh thì nguy cơ viêm nhiễm càng lớn. Bởi tình trạng viêm nhiễm làm cho các tế bào liên kết lại, dày đặc hơn so với máu của người khỏe mạnh.
Xét nghiệm hormon tuyến giáp
Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đánh giá được tuyến giáp có hoạt động như bình thường không. Đồng thời, giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp và suy giáp).
Xét nghiệm VDRL
Đây là xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu để tìm kháng thể giang mai. Nhiều cặp vợ chồng thực hiện xét nghiệm mới phát hiện nguyên nhân gây vô sinh do bị bệnh giang mai.
Xét nghiệm Rubella IgG
Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem cơ thể bệnh nhân có kháng thể Rubella hay không. Nếu đang miễn dịch với virus Rubella thì không cần khám vô sinh.
Thử nghiệm vitamin B12, D3
Thông qua thử nghiệm vitamin B12 sẽ biết được cơ thể có nguy cơ thiếu máu không. Còn ,ức vitamin D3 có liên quan đến tình trạng vô sinh ở nữ.
Xét nghiệm vô sinh rất cần thiết trong điều trị vô sinh, giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán và đánh giá tình trạng của các cặp đôi. Để được tư vấn và hỗ trợ, liên hệ ngay Hotline 096.968.5055!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội