Thụ tinh ống nghiệm mang đến cơ hội làm cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Bên cạnh thành công không thể phủ nhận thì vẫn có nhiều người lo ngại về vấn đề an toàn của kỹ thuật này. Vậy thụ tinh ống nghiệm có nguy hiểm không, có gặp phải rủi ro khi thực hiện không?
Làm thụ tinh ống nghiệm có nguy hiểm không?
Thụ tinh ống nghiệm có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của không ít người khi quyết định lựa chọn phương pháp này để hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ. Có thể khẳng định, thụ tinh ống nghiệm IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản an toàn, ít biến chứng, ít ảnh hưởng đến cơ thể người phụ nữ.

Tuy nhiên, vẫn có một số lo ngại về các loại thuốc hỗ trợ sinh sản được sử dụng trong quá trình điều trị như thuốc nội tiết, thuốc kích trứng… có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở nữ giới. Thế nhưng, những lo lắng này hoàn toàn không có căn cứ. Hiện tại, chưa có bất kỳ căn cứ thuyết phục nào cho thấy IVF gây hại đến sức khoẻ con người, hay mối liên quan giữa việc sử dụng nhiều thuốc hỗ trợ sinh sản với các bệnh ung thư thường gặp (ung thư vú, ung thư buồng trứng…)
Những cặp vợ chồng có ý định tìm con bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm IVF có thể yên tâm về độ an toàn của phương pháp này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện IVF có xâm lấn nên có thể gây ra một số phản ứng nhưng không đáng kể. Phản ứng ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào phác đồ điều trị và khả năng đáp ứng của cơ địa.
Xem thêm: Những xét nghiệm cần làm trước khi thụ tinh ống nghiệm
Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm
Mặc dù thụ tinh ống nghiệm là biện pháp có thể nói là an toàn giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có con thành công. Tuy nhiên, IVF không phải là phương pháp hoàn hảo, nó vẫn tồn tại ít nhiều hạn chế. Trước khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, các cặp vợ chồng cần nắm rõ những rủi ro khi thực hiện để có thể phòng tránh và không bỡ ngờ khi gặp phải.
Phản ứng phụ của thuốc
Khi làm thụ tinh ống nghiệm, phụ nữ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc sinh sản để điều chỉnh chu kỳ hay kích thích rụng trứng trước khi làm thủ thuật chọc hút trứng. Một số người khi sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: căng tức 2 bên ngực, bốc hỏa, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, mệt mỏi…

Những triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày cuối quá trình kích trứng và kết thúc sau khi bắt đầu chọc hút trứng. Khi những triệu chứng này xảy ra thì bạn không cần quá lo lắng, hãy theo dõi mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu tình trạng khó chịu trở nên nghiêm trọng hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và cải thiện.
Hội chứng quá kích buồng trứng
Thụ tinh ống nghiệm có nguy hiểm không nếu gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng. Thực tế, hội chứng quá kích buồng trứng từng xảy ra khoảng 10% số người kích thích buồng trứng có kiểm soát trong IVF. Hiện nay, tình trạng này đã được kiểm soát ở mức dưới 5%, trong đó những trường hợp tiến triển nặng chỉ chưa đến 1%.

Các trường hợp quá kích buồng trứng mức độ nhẹ sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng nhẹ, tăng cân, cơ thể khó chịu… Những dấu hiệu này có thể giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày. Bạn chỉ cần theo dõi triệu chứng tại nhà kết hợp chế độ nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp, hạn chế vận động, uống nhiều nước và kiêng quan hệ.
Nếu thầy các triệu chứng như nhiều dịch ổ bụng, hạ huyết áp, tim đập nhanh rối loạn chức năng gan,… thì có thể tình trạng đã tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của phụ nữ. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tùy thuộc mức độ phản ứng của cơ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguy cơ đa thai
Trong thụ tinh ống nghiệm, tỷ lệ mang đa thai cao hơn nhiều so với những người thụ tinh tự nhiên. Theo hiệp hội sinh sản, tỷ lệ đa thai khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dao động khoảng 20 – 40%.
Việc mang đa thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé trong thai kỳ. Do đó các chuyên gia thường khuyến khích giảm số lượng phôi ở mỗi lần chuyển phôi.

Rủi ro trong thai kỳ
Sau khi làm IVF thành công, một số chị em vẫn có thể gặp một số rủi ro trong thai kỳ như: sảy thai, sinh non, cân nặng thấp, tiền sản giật… Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở những sản phụ lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền về sức khỏe như tiểu đường, huyết áp…
Để phòng tránh rủi ro không mong muốn trong thai kỳ, chị em nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sức khỏe tốt và quản lý thai kỳ chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa.
Nguy cơ không có noãn, không có phôi
Bên cạnh những trường hợp thành công, vẫn có những trường hợp thất bại như không có noãn, không có phôi… Trường hợp này xảy ra do chất lượng trứng, dự trữ buồng trứng của vợ và chất lượng tinh trùng của chồng ở các đối tượng: suy buồng trứng, kích thích buồng trứng sai liều lượng, chất lượng noãn, tinh trùng kém, bất thường gen di truyền…
Để hạn chế nguy cơ không có noãn, không có phôi, trước khi làm IVF, các cặp vợ chồng cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, điều trị các bệnh lý liên quan để bảo tồn cơ hội làm cha mẹ.
IVF An Thịnh – Điểm đến lý tưởng cho các gia đình mong con
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Để đáp ứng nhu cầu điều trị của đông đảo các gia đình mong con, rất nhiều địa chỉ thực hiện IVF được ra đời. Tuy nhiên, để đạt được thành công cao, hạn chế những rủi ro không mong muốn, đón con yêu về nhà khỏe mạnh, việc lựa chọn cơ sở y tế y tín để điều trị là điều rất cần thiết.
Chính vì kỹ thuật phức tạp nên IVF đòi hỏi bác sĩ thực hiện tay nghề cao, chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Với bề dày lịch sử 14 năm hoạt động trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi, Bệnh viện An Thịnh đã và đang trở thành địa chỉ Bệnh viện uy tín nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của đông đảo khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hàng ngàn gia đình, hàng ngàn cặp vợ chồng mong con đã đón con yêu thành công tại vườn ươm An Thịnh.
Đội ngũ chuyên gia – bác sĩ giàu kinh nghiệm: Đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh hiếm muộn, luôn cập nhật những kỹ thuật mới, ứng dụng những công nghệ mới để tối ưu hóa kết quả điều trị cho bệnh nhân.
Phác đồ điều trị cá thể hóa: Tìm ra nguyên nhân bệnh chính xác, đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa phù hợp với tình trạng của từng người để nâng cao hiệu quả, tăng khả năng thành công và tiết kiệm chi phí.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại: Được đầu tư bài bản là một lợi thế bởi các công nghệ hiện đại ngày càng được đổi mới, không chỉ mang đến sự tiện nghi mà còn nâng cao tỷ lệ thành công. Đặc biệt, hệ thống phòng Lab đạt chuẩn, trang thiết bị hiện đại nhằm tối ưu hóa khả năng sinh sống và phát triển của giao tử và phôi.
Chăm sóc, đồng hành xuyên suốt: Sự chăm sóc toàn diện và sự đồng hành của đội ngũ nhân viên y tế giúp bệnh nhân tự tin và an tâm trong suốt quá trình thăm khám, điều trị bởi hành trình IVF là một hành trình luôn cần rất nhiều sự động viên
Thắc mắc thụ tinh ống nghiệm có nguy hiểm không đã được giải đáp cụ thể và chi tiết trong bài viết trên. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ Hotline 096.968.5055 để được hỗ trợ.
Xem thêm: Tỷ Lệ Thành Công Của Thụ Tinh Ống Nghiệm Là Bao Nhiêu?
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội