Bình thường, một người mẹ mỗi lần sinh con thì chỉ sinh một con. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp mà một mẹ lại sinh nhiều con trong một thai kỳ, trong đó có trường hợp sinh đôi.
Sinh đôi hay mang thai đôi là hiện tượng trong bụng người mẹ có cùng lúc 2 em bé đang lớn lên. Sinh đôi là trường hợp hiếm, bởi, trong 1 chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thường sẽ chỉ có 1 quả trứng rụng và giải phóc. Trứng sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành phôi và thường sẽ chỉ có 1 em bé chào đời.
Tỷ lệ trẻ song sinh đã gia tăng liên tục trong vài thập kỷ trở lại đây. Trung bình, cứ 1.000 ca sinh hiện giờ thì có 12 trong số đó là của các cặp song sinh. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học trên tạp chí Human Reproduction, tỷ lệ là 1,2% mà rất có thể đã đạt tới mức cao nhất trong lịch sử nhân loại.
TỶ LỆ SINH ĐÔI CHỊU ẢNH HƯỞNG RÕ RỆT CỦA YẾU TỐ DI TRUYỀN
Những phụ nữ có tiền sử gia đình sinh đôi cao thì thường sinh đôi, do hiện tượng gọi là siêu rụng trứng (hyper-ovulate) liên quan nhiều đến các gen mã hoá hoocmon.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân sinh đôi
SONG THAI “LÀM BẠN” VỚI CÁC MẸ U30, U40
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi mẹ càng lớn thì càng khó có khả năng thụ thai và tăng nguy cơ mang song thai. Một người phụ nữ ở tuổi 25, 30 hay 40 thì khả năng rụng trứng ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau và có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi càng cao thì nguy cơ 2 quả trứng chín và rụng cùng một lúc cũng cao hơn. Đó là nguyên nhân khiến chị em U30, U40 dễ mang thai đôi hơn các độ tuổi khác.
NGOÀI SINH ĐÔI CÙNG TRỨNG & KHÁC TRỨNG CÒN XUẤT HIỆN “SINH ĐÔI CỰC HIẾM”
– Sinh đôi cùng trứng (Sinh đôi từ một hợp tử)
Mỗi trứng sau khi được thụ tinh bởi tinh trùng duy nhất, sẽ tạo thành 1 hợp tử và hợp tử này phát triển thành 1 phôi trong dạ con người mẹ, từ đó 1 người con được ra đời. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sớm nhất của phôi trong dạ con, thì phôi lại tự nhiên tách thành hai. Do đó, hai thai cùng lúc được phát triển và trở thành hai người con “giống nhau như hai giọt nước”. Do đó, kiểu này còn được gọi theo cách thông thường là “sinh đôi giống hệt nhau”.
Những người sinh đôi cùng trứng có bộ gen (genome) như nhau, cùng giới tính, màu mắt, nhóm máu…
– Sinh đôi khác trứng (Sinh đôi từ hai hợp tử)
Mỗi lần thụ tinh chỉ có 1 trứng rụng. Nhưng nếu nhiều trứng cùng rụng và cùng được thụ tinh bởi nhiều tinh trùng khác nhau, thì phát sinh hiện tượng đồng sinh khác trứng. Khi đó, nhiều hợp tử khác nhau cùng được tạo thành, phát triển thành các phôi có kiểu gen khác nhau cùng phát triển thành các thai riêng biệt, cuối cùng thành những đứa trẻ đồng sinh khác trứng.
Những người sinh đôi khác trứng có bộ gen (genome) khác nhau, có thể khác nhau về giới tính, màu mắt, nhóm máu…
Những điểm giống nhau và khác nhau về hình thái (bên ngoài) tương đương với anh/chị em sinh một cùng bố mẹ.
Trong phát triển bào thai của loại này, hai hợp tử phát triển riêng biệt trong dạ con của mẹ, có màng và túi ối riêng, dây rốn và nhau thai cũng riêng.
– Sinh đôi cực hiếm (Sinh đôi thể cực)
Khác với hai kiểu sinh đôi nói trên, hai trẻ sinh đôi gồm một trai và một gái nhưng lại rất giống nhau như trường hợp sinh từ một hợp tử. Bởi vì một noãn không thể chia đôi ngay trước lúc thụ tinh, nên người ta đề ra giả thuyết rằng: một thể cực (Polar Body) đã được thụ tinh cùng với noãn bởi hai tinh trùng khác nhau.
Trẻ sinh đôi từ noãn và thể cực mang bộ gen đơn bội của mẹ là hệt như nhau, chỉ khác nhau về bộ gen của 2 tinh trùng của người cha, nên khoảng 75% giống nhau so với sinh đôi khác trứng.
Ngoài gen di truyền, một số các yếu tố khác cũng góp phần làm tăng cơ hội sinh đôi như: tuổi của mẹ, chế độ ăn uống, chủng tộc… Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm IVF cũng làm tăng khả năng sinh đôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc.
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội