Xuyên suốt quá trình mang thai, các mẹ nên nắm rõ và thăm khám đúng theo lịch khám thai sản định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cả mẹ và bé, giúp việc  sinh con diễn ra một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh việc khám thai, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc cần thiết nhất. Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh xin chia sẻ với các mẹ bầu những thông tin cần thiết nhất về dịch vụ khám thai sản giúp các mẹ an tâm hơn trong quá trình theo dõi con yêu lớn lên và chào đời.

[alo-form=7]

Tại sao cần phải khám thai định kỳ?

“Con” chính là tài sản vô giá nhất của bất kỳ những bậc cha mẹ nào. Giây phút con chào đời là sự vỡ oà, là niềm hạnh phúc lớn nhất của cha mẹ. Vì vậy, việc khám thai định kỳ là rất cần thiết để theo dõi sự phát triển bình thường của con hoặc bảo vệ con tốt hơn trước những nguy cơ tiềm ẩn trước khi chào đời. 

=> Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, hãy liên hệ ngay qua số điện thoại 0969685055.

[alo-form=8]

Lợi ích của việc khám thai định kỳ?

Khám thai định kỳ có vai trò cực kì quan trọng và rất cần thiết trên hành trình mang thai của bất kỳ mẹ bầu nào vì giúp mẹ nắm rõ tình hình phát triển của con yêu thông qua các lần khám thai. 

Đồng thời, khi các mẹ khám thai định kỳ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu chào đời được bình an. Thông qua quá trình siêu âm thai và khám thai, kết hợp với những xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ có thể sàng lọc trước sinh một cách chính xác và hiệu quả hơn. 

Khám thai – Việc làm rất cần thiết và quan trọng suốt thai kỳ

Tính chính xác của các kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy, các mẹ bầu nên tuân thủ nghiêm túc lịch khám thai định kỳ và đặc biệt không nên bỏ qua những mốc khám thai quan trọng để hoàn toàn an tâm về sức khỏe của mẹ và sự chào đời an toàn của con.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ sinh ra đạt tiêu chuẩn nhiều hơn.

=> Bạn luôn muốn bạn  và con đều khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ, hãy để chúng tôi giúp bạn thực hiện điều đó, đừng chần chừ, liên hệ ngay tới số điện thoại 0969685055 để được tư vấn!

Tại sao mẹ bầu nên khám thai đầy đủ? Ý nghĩa các thời điểm khám thai?

Hành trình phát triển của con yêu diễn ra khác nhau tại mỗi thời điểm. Tại mỗi tam cá nguyệt, bé lớn lên và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể và sức khoẻ của người mẹ. Việc thăm khám và theo dõi sức khoẻ mẹ tại mỗi thời điểm là rất quan trọng, giúp bác sĩ và mẹ biết được cụ thể các thông tin sau:

Khám thai trong 3 tháng đầu

Bằng phương pháp siêu âm thai, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bạn có thai hay không, số lượng thai và thai ở trong hay ngoài tử cung; chẩn đoán thai bình thường hay thai bệnh lý; xác định tuổi thai và tính chính xác ngày dự sinh.

Siêu âm 3 tháng đầu rất quan trọng, giúp bạn biết được có thai hay không

Ngoài ra, bác sĩ còn thu thập tiền sử bệnh sử của bạn và xác định lựa chọn chế độ chăm sóc phù hợp. Việc siêu âm hình thái học thai nhi giúp phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh và có lời khuyên cho bạn nên giữ hay chấm dứt thai kỳ, giúp bạn giảm bớt gánh nặng tinh thần và kinh tế sau này. 

Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết như: phát hiện HC Down, viêm gan B và C, giang mai, HIV, sàng lọc phát hiện tình trạng vi khuẩn niệu không triệu chứng; phát hiện những bệnh lý của mẹ như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận, những bệnh lý phụ khoa như u buồng trứng, u xơ tử cung,… từ đó sẽ tư vấn cho người mẹ cách điều trị, cách chăm sóc thai kỳ và quyết định lịch khám thai cho các lần tiếp theo. 

[alo-form=9]

Khám thai trong 3 tháng giữa

Tại tam cá nguyệt thứ 2, bác sĩ sẽ theo dõi sự lớn lên của thai, sức khỏe mẹ và các dấu hiệu của tiền sản giật; siêu âm hình thái học thai nhi vào những lần khám thai từ tuần 18 đến tuần 22 và thực hiện Triple test từ 14 tuần 06 ngày đến 19 tuần 06 ngày. 

Siêu âm hình thái học – tầm soát dị tật ở con, tránh khủng hoảng tinh thần cho các mẹ (ảnh internet)
Siêu âm hình thái học – tầm soát dị tật ở con, tránh khủng hoảng tinh thần cho các mẹ (ảnh internet)

Bên cạnh đó, nếu thai phụ có nhu cầu thực hiện xét nghiệm NIPT thì sẽ được chỉ định khi thai được 09 tuần tuổi. Tình trạng dung nạp glucose, các xét nghiệm khác cần thiết cũng sẽ được thực hiện vào những lần khám thai trong khoảng từ 24-28 tuần. 

Nghiệm pháp dung nạp glucose có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ mang thai, tránh tình trạng mẹ bị đái tháo đường, sinh con to, sức khỏe yếu (ảnh internet)
Nghiệm pháp dung nạp glucose có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ mang thai, tránh tình trạng mẹ bị đái tháo đường, sinh con to, sức khỏe yếu (ảnh internet)

Tiêm chủng là một việc không thể bỏ qua trong thai kỳ. Khi bé được 22 tuần tuổi trở đi, mẹ sẽ được tiêm mũi 1 uốn ván.

Tuần thứ 22 trở đi là lúc mẹ bầu sẽ được tiêm ngừa vaccin uốn ván mũi 2 vì sự an toàn của cả 2 mẹ con (ảnh internet)
Tuần thứ 22 trở đi là lúc mẹ bầu sẽ được tiêm ngừa vaccin uốn ván mũi 2 vì sự an toàn của cả 2 mẹ con (ảnh internet)

Khám thai trong 3 tháng cuối

Bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển và tăng trưởng của thai, sức khỏe mẹ, các dấu hiệu tiền sản giật, và các bệnh lý khác kèm theo khi mang thai. Khoảng thời gian này có thể siêu âm hình thái thai nhi phát hiện một số bất thường xuất hiện muộn của thai ở tuần 30 đến tuần 32.

Đo huyết áp là việc cần thiết để tầm soát nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, bảo vệ con khỏi những nguy hiểm kề cập (ảnh internet)
Đo huyết áp là việc cần thiết để tầm soát nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, bảo vệ con khỏi những nguy hiểm kề cập (ảnh internet)

Mẹ sẽ được tiêm uốn ván mũi thứ 2 sau khi tiêm mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần hoặc trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Trong những lần khám này, mẹ có thể được chỉ định xét nghiệm tầm soát vi khuẩn Streptococcus nhóm B tại tuần 35-37 và tư vấn và chuẩn bị kế hoạch cho mẹ nhập viện, chuyển dạ.

=> Bạn còn nhiều điều thắc mắc? Để hiểu rõ hơn, hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 0969685055, Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh sẵn sàng giải thích rõ ràng nhất!

Lịch khám thai định kỳ mà mẹ bầu cần nắm rõ?

Nên khám thai lần đầu ở đâu hay lịch khám thai định kỳ như thế nào luôn là mối băn khoăn được nhiều sản phụ quan tâm. Lịch khám thai và siêu âm định kỳ không có một con số nhất định mà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu và thai nhi, có thể nhiều hơn đối với trường hợp mẹ bầu xuất hiện biểu hiện bất thường và nguy hiểm trong hành trình mang thai. 

Ghi nhớ và tuân thủ lịch khám thai theo yêu cầu của bác sĩ chính là bạn đang chăm sóc và bảo vệ con yêu của mình (ảnh internet)
Ghi nhớ và tuân thủ lịch khám thai theo yêu cầu của bác sĩ chính là bạn đang chăm sóc và bảo vệ con yêu của mình (ảnh internet)

Dưới đây là lịch khám thai đầy đủ bao gồm thời gian khám, mục đích khám và các xét nghiệm cần thực hiện tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thai, được áp dụng hầu hết các bệnh viện Phụ sản tại Việt Nam, trong đó có Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh:

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất (từ 4 tuần – 13 tuần 6 ngày)

Trong lần khám thai đầu tiên: Mẹ bầu khám lần đầu khi thai được 5 – 8 tuần tuổi, mục đích là để xác định chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai. Các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm: xác định chỉ số BMI: đánh giá bạn có bị thừa cân, béo phì hay không; đo huyết áp: xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không.

Thai phụ cũng sẽ được xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ hCG nhằm xác định sự phát triển của thai nhi; siêu âm kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường; xác định ngày dự sinh và tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối; xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vacxin (kháng thể bệnh thủy đậu, bệnh sởi, bệnh giang mai, viêm gan B, C, HIV/AIDS, …)

Trong lần khám thai thứ hai: mẹ bầu khám lần hai khi bé yêu khoảng 8 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ siêu âm xác định tim thai, các vấn đề của phôi thai. Các xét nghiệm về cơ bản được thực hiện giống với lần 1.

Trong lần khám thai thứ ba: Thời gian khám là khi thai từ 10 tuần – 13 tuần 6 ngày với mục đích kiểm tra các dị tật ở thai nhi. Các xét nghiệm quan trọng cần phải làm để đảm bảo bé yêu được chào đời khoẻ mạnh bao gồm: xét nghiệm Thalassemia; Double test: đo nhịp tim của thai nhi; siêu âm kiểm tra dị dạng chi, thoát vị cơ hoành.

Không thể thiếu đó là siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi. Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau để có kết quả chính xác nhất.

Siêu âm độ mờ da gáy xét nghiệm tầm soát phổ biến nhất để chẩn đoán hội chứng Down ở thai nhi

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 14 – tuần 27 6 ngày)

Trong lần khám thứ tư: Khi con bạn được từ 14 – 16 tuần tuổi, bạn nên ghé bác sĩ để khám nhằm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh, làm các xét nghiệm như: các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thường quy như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm,..

Trong lần khám thứ năm: Khi thai nhi được 16 – 20 tuần tuổi để kiểm tra sức khoẻ mẹ (chỉ số BMI, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật) và sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn: kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai; siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện các bất thường về lượng nước ối. 

Chọc ối: xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ phát hiện có bất thường liên quan đến các dị tật của thai nhi. Thời gian làm xét nghiệm thích hợp từ tuần 15 đến tuần 18. Kết quả xét nghiệm được trả sau 24 giờ đến 4 tuần. Bên cạnh đó còn thực hiện Triple test giúp phát hiện các dị tật ống thần kinh, các rối loạn về gen. 

Siêu âm độ mờ da gáy – Xét nghiệm tầm soát phổ biến nhất để chẩn đoán hội chứng Down ở thai nhi (ảnh internet)
Siêu âm độ mờ da gáy – Xét nghiệm tầm soát phổ biến nhất để chẩn đoán hội chứng Down ở thai nhi (ảnh internet)

Các mẹ bầu đi khám lần khám thứ sáu khi thai nhi từ 20 – 24 tuần tuổi nhằm kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, thận, cột sống) và kiểm tra vị trí nhau bám, lượng nước ối. Các xét nghiệm: Chỉ số BMI, kiểm tra huyết áp, khám thai để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai và kiểm tra lượng nước ối.

Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ

Lần khám thứ bảy được diễn ra khi thai nhi từ 24 tuần – 27 tuần 6 ngày giúp kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi hay không thông qua các xét nghiệm: chỉ số BMI, huyết áp, khám thai để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối, xét nghiệm máu tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

Xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể mẹ có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé. Bác sĩ sẽ theo dõi kĩ hơn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn sản xuất ra kháng thể chống lại Rh dương của bé. Sản phụ có thể được chỉ định tiêm globulin miễn dịch anti – D để ngăn chặn quá trình sản xuất kháng thể chống lại Rh dương của bé.

Xét nghiệm máu xác định nhóm máu của cả 2 mẹ con để tránh hiện tượng bất đồng nhóm máu là việc làm rất quan trọng đối với bất kỳ thai phụ nào
Xét nghiệm máu xác định nhóm máu của cả 2 mẹ con để tránh hiện tượng bất đồng nhóm máu là việc làm rất quan trọng đối với bất kỳ thai phụ nào

Lịch khám thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba (28-42 tuần)

Lần khám thai thứ 8-10 được thực hiện khi thai nhi từ 28 – 36 tuần tuổi nhằm mục đích kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng uốn ván. Sản phụ cần làm: xét nghiệm máu, nước tiểu; siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.

Tiêm phòng uốn ván là cực kỳ cần thiết trong giai đoạn này: Tiêm phòng 2 mũi, mũi 2 cách nhau mũi đầu 1 tháng để phòng bệnh uốn ván cho bé. Ngoài ra còn làm xét nghiệm Non – stress nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không. 

Xét nghiệm Non – stress nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi, kiểm tra xem bé có nhận đủ nguồn oxy từ mẹ hay không (ảnh internet)
Xét nghiệm Non – stress nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi, kiểm tra xem bé có nhận đủ nguồn oxy từ mẹ hay không (ảnh internet)

Từ tuần thứ 30 trở đi, đếm cử động của thai nhi: bình thường là 4 lần/giờ. Sản phụ chú ý phải tái khám ngay khi phát hiện các bất thường sau: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu hoặc mất thai máy và các dấu hiệu bất thường khác.

Lần khám thai thứ 11 đến 14: Thời gian: thai nhi từ 36 – 40 tuần tuổi. Mục đích: Kiểm tra tử cung và tư vấn các dấu hiệu sắp sinh. Các xét nghiệm: kiểm tra cổ tử cung, siêu âm theo dõi thai nhi, kiểm tra khung chậu để xác định bạn có khả năng sinh thường được hay không

Lần khám thai thứ 15: Thời gian: Thai nhi từ 40 – 42 tuần tuổi. Mục đích: Cân nhắc mẹ bầu sinh con bằng can thiệp hay tiếp tục chờ đợi. Thăm khám, siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Dặn dò sản phụ theo dõi và đến ngay bệnh viện khi xuất hiện hoặc nghi ngờ các dấu hiệu chuyển dạ và lên kế hoạch chuẩn bị sinh tiếp theo sau đó.

=> Hãy đặt lịch khám qua hotline 0969685055, Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh sát cánh bên bạn mọi lúc mọi nơi!

Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh – Đồng hành cùng sức khỏe mẹ và bé – Mẹ bình an, con khỏe mạnh chào đời

Chăm sóc trước sinh là một việc làm cần thiết đối với các thai phụ ngay khi biết mình có thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong thai kỳ để chào đón một thiên thần nhỏ đến với thế giới với hình hài nguyên vẹn và sức khoẻ bình an luôn là sứ mệnh thiêng liêng mà đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia chuyên ngành Sản – Phụ khoa và đội ngũ nữ hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh đặt lên hàng đầu trong suốt quãng thời gian cống hiến với nghề Y.

Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh luôn sẵn lòng cùng bạn đón giây phút bé con chào đời.
Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh luôn sẵn lòng cùng bạn đón giây phút bé con chào đời.
Con yêu là tài sản vô giá của bố mẹ!
Con yêu là tài sản vô giá của bố mẹ!

Các mẹ hãy yên tâm khi chọn Bệnh viện Phụ sản An Thịnh là nơi để chào đón bé yêu của mình chào đời vì chúng tôi luôn mang đến cho Quý khách hàng sự chăm sóc đặc biệt nhất với các đặc điểm nổi trội sau đây: 

Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tâm huyết, tay nghề cao đi đầu trong lịch vực Sản – Phụ khoa

Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm tại An Thịnh
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm tại An Thịnh
Tiếng khóc chào đời khỏe mạnh của các con là sự thành công của các bác sĩ bệnh viện Phụ Sản An Thịnh.
Tiếng khóc chào đời khỏe mạnh của các con là sự thành công của các bác sĩ bệnh viện Phụ Sản An Thịnh.

Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại

Không gian bệnh viện rộng rãi, thiết kế hợp lý
Không gian bệnh viện rộng rãi, thiết kế hợp lý.
Phòng nội trú hiện đại, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi wifi, nóng lạnh, điều hòa,…
Phòng nội trú hiện đại, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi wifi, nóng lạnh, điều hòa,…
Hầu hết các trang thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển nhất hiện nay như: Mỹ, Nhật, Anh,…
Hầu hết các trang thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển nhất hiện nay như: Mỹ, Nhật, Anh,…
Hầu hết các trang thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển nhất hiện nay như: Mỹ, Nhật, Anh,…
Hầu hết các trang thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển nhất hiện nay như: Mỹ, Nhật, Anh,…

Ngoài ra, bệnh viện cũng làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến trong quản lý thai kỳ như: Sàng lọc trước sinh NiPT; công nghệ siêu âm 5D số 1 hiện nay,  theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor,…

Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh đi đầu trong xét nghiệm không xâm lấn NIPT - phát hiện dị tật thai nhi hiệu quả lên đến 99,9%
Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh đi đầu trong xét nghiệm không xâm lấn NIPT – phát hiện dị tật thai nhi hiệu quả lên đến 99,9%
Bệnh viện Phụ Sản Anh Thịnh làm chủ công nghệ siêu âm 5D số 1 hiện nay
Bệnh viện Phụ Sản Anh Thịnh làm chủ công nghệ siêu âm 5D số 1 hiện nay

=> Để không bỏ lỡ những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh, hãy gọi ngay tới hotline 0969685055.

Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh đang có ưu đãi gì hấp dẫn dành cho mẹ bầu?

Khi lựa chọn An Thịnh, mẹ bầu sẽ nhận được những ưu đãi hấp dẫn khi lựa chọn khám thai định kỳ và đăng ký thai sản trọn gói: 

  • Giảm ngay 25% gói thai sản trọn gói (Phụ thuộc vào gói mẹ bầu lựa chọn); 
  • Hỗ trợ trả góp – Miễn lãi suất, không cần trả trước, không cần chứng minh thu nhập khi đăng ký quản lý thai kỳ và sinh con trọn gói tại An Thịnh.
  • Đặc biệt hơn, mẹ bầu sẽ được miễn phí 1 buổi khám thai cùng Thầy thuốc ưu tú – Chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa, miễn phí 3 buổi siêu âm thai 5D liên tiếp – Công nghệ siêu âm hàng đầu hiện nay và Tặng full clip HD em bé, miễn phí test nhanh Covid cho mẹ bầu trong suốt quá trình thăm khám, theo dõi thai kỳ tại An Thịnh.

Với các gói dịch vụ khám thai chất lượng cao, Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh mong muốn được cùng bạn chia sẻ niềm vui chào đón con ra đời và chắc chắn rằng, từng giây từng phút đợi chờ con yêu chào đời sẽ trở thành những trải nghiệm tuyệt vời và hứng khởi nhất trong cuộc đời.

=> Hotline 0969685055 luôn dành cho các sản phụ sự chăm sóc đặc biệt và các ưu đãi tốt nhất!

Lời khuyên dành cho sản phụ từ các chuyên gia Sản khoa hàng đầu tại Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh

Quy trình khám thai chuẩn mẹ bầu cần biết

Bước 1: Đăng ký thủ tục tư vấn, thăm khám 

Bước 2: Gặp bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ sẽ thăm hỏi thông tin sức khỏe thai phụ

Bước 3: Thực hiện khám toàn thân

Bước 4: Thực hiện khám sản khoa

Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm quan trọng, cần thiết

Bước 6: Tư vấn tiêm hoặc tiêm phòng uốn ván

Bước 7: Bổ sung thêm thuốc bổ và khoáng chất cần thiết

Bước 8: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén cho mẹ bầu

Bước 9: Cập nhật thông tin đầy đủ vào hồ sơ quản lý thai kỳ

Bước 10: Thông báo kết quả thăm khám và hẹn lịch khám lại

Chế độ dinh dưỡng suốt thời gian thai sản

Làm mẹ, ai cũng luôn mong muốn trong quá trình mang bầu, thai nhi sẽ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nhiều mẹ bầu luôn cố gắng ăn thật nhiều, ăn cho hai người, thậm chí ăn gấp ba lần bình thường với suy nghĩ phải ăn như vậy thì con mới không bị thiếu chất. Nhưng liệu điều này có thật sự tốt? Hãy để Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh giải thích rõ thực hư về việc này cho các mẹ bầu nhé!

Mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cung cấp cho thai nhi 
Mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cung cấp cho thai nhi

Trong quá trình mang thai, điều quan trọng là mẹ bầu cần ăn sao cho thật ngon miệng và hợp khẩu vị, không nhất thiết phải ăn gấp đôi, gấp ba lần bình thường. Điều này không những không cần thiết mà thậm chí còn có thể khiến mẹ tăng cân quá mức, dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ và một số biến chứng khác.

Về khẩu phần ăn: Chế độ ăn cần cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm 4 nhóm chất: nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hạt,…), nhóm đường bột (gạo, khoai, bắp,…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ), nhóm vitamin và khoáng chất (rau, trái cây, các yếu tố vi lượng).

Một số thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh sử dụng khi mang thai: các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá thu,…; thức ăn tái sống, chưa được nấu chín; thực phẩm chế biến sẵn; đồ uống: sữa chưa được tiệt trùng, rượu, đồ uống chứa các chất kích thích.

Mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất nuôi thai. Vì vậy, chế độ ăn khoa học, hợp lý đóng vai trò rất quan trọng cho thai phụ trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và hạn chế tối đa tình trạng bệnh lý có thể xảy ra trong thai kỳ.

=> Các bạn sẽ được tư vấn một chế độ dinh dưỡng thai sản đầy đủ và hiệu quả nhất, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 0969685055!

Một số biểu hiện bất thường chính các mẹ bầu cần chú ý trong quá trình mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu ít nhiều cũng không thể tránh khỏi những dấu hiệu bất thường, nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và con. Đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

Chảy máu, đau bụng, sốt và ớn lạnh:

Cổ tử cung giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và đôi khi sẽ có một chút máu đi kèm ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ, thế nhưng nếu lượng máu này chảy liên tục kèm theo sốt, đau bụng hoặc ớn lạnh thì hãy nhập viện để được kiểm tra ngay, vì nó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm, thậm chí dọa sảy, sảy thai.

Nhức đầu, choáng ngất và chóng mặt:

Nhức đầu, chóng mặt và đôi khi ngất trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể do ốm nghén, tình trạng liên quan đến huyết áp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy chóng mặt, mờ mắt, đau đầu dữ dội hay thường xuyên ngất xỉu thì đây có thể là những dấu hiệu của Hội chứng HELLP – một thể lâm sàng đặc biệt và vô cùng nguy hiểm của tiền sản giật, cần cấp cứu kịp thời.

Nhức đầu, choáng ngất và chóng mặt (ảnh internet)
Nhức đầu, choáng ngất và chóng mặt (ảnh internet)

Bàn tay, bàn chân hoặc mặt đột ngột sưng: 

Về cuối thai kỳ, bàn tay, chân hoặc mặt của người mẹ có thể phù nhẹ do tăng cân hoặc “xuống máu”. Nhưng nó chỉ từ từ và ở mức nhẹ. Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba mà bàn tay và khuôn mặt của bạn bị sưng lên đáng kể hoặc đột ngột thì chứng tỏ là cơ thể bạn đang giữ nước trên mức bình thường. Đây chính là một trong những dấu hiệu tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và đòi hỏi thăm khám ngay.

Các triệu chứng của tiền sản giật và hội chứng HELLP (ảnh internet)
Các triệu chứng của tiền sản giật và hội chứng HELLP (ảnh internet)

Tiểu rắt và đau buốt:

Mặc dù đi tiểu thường xuyên là triệu chứng phổ biến trong quá trình mang thai do thai nhi ngày một lớn và di chuyển xuống dưới chèn ép bàng quang. Nhưng, nếu mẹ bầu bị đi tiểu rắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây ra tình trạng sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.

Tiểu rắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo – Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tiểu rắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo – Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (ảnh internet)

Những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng:

Mang thai khiến vùng chậu phải chịu nhiều áp lực và có thể đau nhẹ vào giai đoạn sau của thai kỳ. Thế nhưng nếu mẹ bị những cơn đau nghiêm trọng, liên tục kèm theo sốt thì, có thể là đây dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng vùng chậu.

Những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng có thể là đây dấu hiệu viêm, nhiễm trùng vùng chậu.
Những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng có thể là đây dấu hiệu viêm, nhiễm trùng vùng chậu (ảnh internet)

Nôn kèm sốt hoặc đau:

Buồn nôn vào mỗi sáng là triệu chứng điển hình của các thai phụ khi ốm nghén nhưng nếu nôn nhiều hơn một lần một ngày kèm theo sốt và đau thì nên gặp bác sĩ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến thai phụ mất khả năng dung nạp thức ăn thì chắc chắn sẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng cho cả mẹ và bé.

Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 39 độ C:

Sốt cao khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho bản thân thai phụ và cả cho bé. Nhiệt độ cơ thể luôn cần được duy trì ổn định, nếu gián đoạn thì có thể dẫn đến sẩy thai. Sốt cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nào đó mà mẹ bầu đang mắc phải.

Dịch âm đạo tiết bất thường:

Nếu dịch âm đạo đậm đặc và tiết ra với mật độ quá nhiều kèm những cơn co thắt trước tuần thứ 37 của thai kỳ, điều này thông thường là dấu hiệu sinh non.

Thai máy yếu hoặc mất:

Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của thai nhi một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ các giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ.

Thai máy – Sự đáp ứng mạnh khoẻ của con với mẹ
Thai máy – Sự đáp ứng mạnh khoẻ của con với mẹ (ảnh internet)

Nếu người mẹ để ý thấy chuyển động của bé yếu hoặc không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên uống một ly nước trái cây (loại đường tự nhiên có thể thúc đẩy em bé chuyển động), sau đó nằm nghiêng bên trái trong một căn phòng yên tĩnh khoảng 30 phút. Nếu sau khi thử tiếp lần thứ hai mà mẹ vẫn  không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện ngay.

=> Nếu có những dấu hiệu bất thường trong thời gian mang thai, nhanh chóng gọi ngay tới 0969685055 để được khám và điều trị kịp thời!

Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh tự hào là bệnh viện tư nhân chuyên khoa về Sản – Phụ khoa được thành lập đầu tiên ở miền Bắc, một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp các dịch vụ khám thai định kỳ đầy đủ, là địa chỉ uy tín, đồng hành cùng các mẹ bầu xuyên suốt thời gian thai sản.

Với mong muốn đáp ứng tốt nhất và nhanh chóng, kịp thời nhất nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao của Quý khách hàng, Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh đang áp dụng khung giờ làm việc như sau: 

Giờ hành chính: từ 7h00 – 17h30 tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ).

Ngoài giờ hành chính: Theo nhu cầu đặt lịch tư vấn, thăm khám trước của khách hàng thông qua website http://benhvienanthinh.vn/ hoặc hotline 24/24: 0969685055 hoặc qua email [email protected] của Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh. Các chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ sẽ được Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh trao đổi rõ ràng trước khi khách hàng quyết định lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn Quý khách!

Thông tin liên hệ

Bệnh viện Phụ sản An Thịnh

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa
  • Bệnh viện tư nhân chuyên khoa về Sản – Phụ khoa 11 năm được thành lập đầu tiên ở miền Bắc

Hotline: 096 968 50 55

Email: [email protected]

Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DUY NHẤT TRONG THÁNG NÀY
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=3]
DUY NHẤT TRONG THÁNG NÀY
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=4]