Thành công của IVF được quyết định bởi sức khỏe sinh sản của phụ nữ tới 60%. Trong đó, trứng và niêm mạc là một trong những yếu tố tiên quyết giúp gia tăng khả năng thụ thai. Để sớm đón con yêu về nhà, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF
Tại sao phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF?
IVF là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, chuẩn bị kỹ lưỡng giữa gia đình và đội ngũ bác sĩ. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi làm IVF đó là phải có một sức khỏe thật tốt. Muốn có sức khỏe tốt thì bạn cần có chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF hợp lý và khoa học.
Chất lượng tinh trùng tốt, tử cung khỏe mạnh, nội mạc có độ dày tốt….sẽ giúp các cặp đôi có được kết quả chuyển phôi tốt nhất. Ngoài chất lượng trứng, tinh trùng thì sức khỏe của vợ và chồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo trứng khỏe và giảm các dị tật không mong muốn người vợ cần cân bằng các chức năng nội tiết, điều tiết các hormone nữ, ngăn ngừa các gốc tự do. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể là phương pháp an toàn hiệu quả cân bằng hormone hỗ trợ trứng phát triển, tái tạo niêm mạc tử cung đẹp giúp tăng khả năng IVF thành công
Vậy nên, trước khi bắt đầu quá trình IVF, cả 2 vợ chồng cần kiểm tra sức khỏe, điều trị bệnh (nếu có) và nâng cao sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học và giữ cho tinh thần thoải mái.
Xem thêm: Đảm bảo sức khoẻ và dinh dưỡng cho mẹ và bé trong suốt thai kì
Những dưỡng chất cần thiết giúp gia tăng tỷ lệ thành công của IVF
Một số dưỡng chất vàng cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF để có một sức khỏe thật tốt, trứng phát triển, tái tạo niêm mạc tử cung đẹp giúp tăng tỷ lệ thành công hiện thực hóa giấc mơ con yêu:
Vitamin E: Vitamin E giúp cân bằng nội tiết, hỗ trợ trứng phát triển tốt, làm tăng lưu lượng máu chảy tới động mạch và làm tăng độ dày niêm mạc tử cung. Bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua thực phẩm: đậu tương, lạc, vừng, đỗ…

Kẽm: Kẽm giúp nữ giới cân bằng nội tiết, giúp trứng phát triển. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm trong thực đơn bao gồm: thịt bò, thịt cừu, hàu, ổi, hạt mè, đậu hà lan…
Acid folic: Acid folic không chỉ hỗ trợ trứng phát triển mà còn phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn đầu. Một số thực phẩm giàu acid folic như: bông cải xanh, cải xoăn, nước cam, cải bó xôi, măng tây, trứng, đậu phộng…

L-Arginine: L-arginine có tác dụng làm giãn mạch và cải thiện lưu thông máu, tăng niêm mạc tử cung. Hãy bổ sung trứng, cá, sữa, đậu, vừng vào chế độ ăn để tăng cường L-arginine cho cơ thể.
Myo-Inositol: Myo-inositol có vai trò nâng cao chất lượng và tỷ lệ phóng noãn, giúp trứng phát triển, điều hòa kinh nguyệt, tăng khả năng rụng trứng. Myo-inositol có trong bắp ngô non và một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF

Một chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF khoa học là một chế độ có sự cân bằng giữa các dưỡng chất cần thiết, đảm bảo đầy đủ để giúp cơ thể có một sức khỏe tốt nhất. Bạn có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn bổ sung những loại thực phẩm phù hợp cho thực đơn ăn uống hàng ngày của mình:
Những thực phẩm nên bổ sung
Ăn nhiều trái cây và rau củ quả
Những trái cây họ nhà cam quýt có vị chua, giàu vitamin C, giúp tăng khả năng sinh sản, vì vậy dễ dàng đậu thai hơn. Trong khoảng thời gian trước khi làm IVF 1 tháng người vợ nên dùng 1 ly nước cam mỗi ngày để dễ dàng đậu thai hơn
Quả chuối rất giàu vitamin B6 và nó có tác dụng trong việc kiểm soát thay đổi nội tiết tố,. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B6 ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.
Quả bơ có tác dụng trong việc sản xuất ra nhiều quả trứng khỏe mạnh.

Cải xoăn: Cùng thuộc họ cải nhưng cải xoăn chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất so với các loại rau khác. Sự trưởng thành của nang trứng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các chất này. Vì vậy bạn không nên bỏ qua cải xoăn trong thực đơn hàng ngày của mình.
Rau lá xanh đậm: Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, rau diếp, bồ công anh…bổ sung nhiều vitamin (A, C, K, folate), khoáng chất (sắt, canxi) và chất xơ. Chúng là trợ thủ đắc lực để buồng trứng thực hiện chức năng sản xuất trứng. Bạn hãy ăn rau lá xanh đậm mỗi ngày để sản sinh ra nhiều trứng chất lượng nhé.
Protein nạc như cá và gia cầm
Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng là thực phẩm giàu protein nạc, ít chất béo. Trong đậu lăng rất giàu sắt, cần thiết để có một buồng trứng tốt
Hạt vừng, hạt hướng dương: cung cấp vitamin B6, canxi, magie, kẽm và các axit béo. Đây là những dưỡng chất không thể thiếu đối với buồng trứng, giúp buồng trứng hoạt động không mệt mỏi.
Thịt gia cầm trắng không da như ức gà, thịt gà tây trắng giàu protein và ít chất béo. Thịt gà là nguồn thực phẩm giàu niacin (vitamin B3) – một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc tổng hợp các hormone giới tính. Thiếu hụt niacin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Trước khi làm IVF, các cặp vợ chồng nên ăn nhiều cá hồi. Đây là loại thực phẩm rất giàu axit béo omega-3, có thể giúp điều hòa nội tiết tố sinh sản và tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản. Cá hồi cũng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn loại cá biển khác.
Bổ sung các loại hạt, dầu oliu nguyên chất
Hạt lanh, hạt vừng, hạt hướng dương… Trong các loại hạt này chứa nhiều vitamin, canxi, magie, kẽm, omega3… Đó là những dưỡng chất hỗ trợ đắc lực cho buồng trứng khỏe mạnh.
Hạt lanh: hạt lanh chứa hormone cân bằng lignans và kích thích tiết tố nữ. Tỉ lệ estrogen – progesterone trong cơ thể người phụ nữ sẽ giữ được cân bằng, ổn định. Tăng cường nội tiết tố nữ là điều quan trọng điều chỉnh sự rụng trứng.

>>> Xem thêm: Niêm mạc bao nhiêu thì chuyển phôi?
Hạt vừng, hạt hướng dương: cung cấp vitamin B6, canxi, magie, kẽm và các axit béo. Đây là những dưỡng chất không thể thiếu đối với buồng trứng, giúp buồng trứng hoạt động không mệt mỏi.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm dầu Oliu trong các món ăn hàng ngày để thay thế các chất béo khác. Dầu ô liu là một chất béo không bão hòa đơn giúp tăng độ nhạy cảm insulin và giảm tình trạng viêm khắp cơ thể. Nếu cơ thể bị các bệnh viêm nhiễm sẽ cản trở sự rụng trứng, thụ thai và quá trình phát triển ban đầu của phôi thai.
Những thực phẩm nên tránh và hạn chế
Chất béo bão hòa là nguyên nhân làm giảm khả năng cơ thể phản ứng với insulin, qua đó sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng không đều.
Trước khoảng thời gian làm IVF, trong các bữa ăn hàng ngày chị em cần tránh ăn các chất béo bão hòa có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói và xương sườn, khoai tây chiên, bỏng ngô, thịt bò, sữa nguyên chất, kẹo, đồ ăn chiên xào và các món nướng.

Nước ngọt có ga, rượu, bia chứa lượng đường và cafein có thể tiêu diệt tinh trùng, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Các cặp vợ chồng nên tránh xa các loại đồ uống này.
Một chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị làm IVF lành mạnh sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Hãy xây dựng cho mình một thực đơn khoa học và hợp lý để tăng cường sức khỏe, nâng cao tỷ lệ thành công IVF bạn nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội