Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết là một yếu tố cần được đặc biệt quan tâm nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mỗi mốc sẽ đánh dấu sự phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nguy hiểm từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Sau đây, Bệnh viện An Thịnh sẽ hướng dẫn về các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

1. Lợi ích của việc khám thai đúng lịch hẹn

Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mỗi khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch trình giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và từ đó được các bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết khác như là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…

Việc thực hiện các xét nghiệm là điều vô cùng cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp một cách kịp thời.

Khám thai đúng lịch hẹn để giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp xử lý kịp thời

2. Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần phải lưu ý

Sau này là các mốc khám thai mà các mẹ bầu nên lưu ý:

Mốc 1 (sau chậm kinh 2 đến 3 tuần)

Lúc này thai được khoảng 6 đến 7 tuần, mẹ bầu cần phải đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến cho thai nhi, những lần thụ thai trước hay tiền sử bệnh lý..

Mốc 2 (thai được 11 – 13 tuần)

Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, các xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.

Sàng lọc không xâm lấn NIPS (được thực hiện từ khoảng tuần 10 đến tuần 25) có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện những nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau… với độ chính xác lên đến 99%.

Mốc 3 (từ 16 – 18 tuần)

Thai phụ được siêu âm thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test) và tổng phân tích nước tiểu thường quy.

Mốc 4 (từ 21 – 22 tuần)

Siêu âm khảo sát hình thái của thai nhi, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm cũng như sàng lọc NIPS.

Mốc 5 (từ 25 – 27 tuần)

Thời điểm này mẹ cần phải tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm một số xét nghiệm bổ sung.

Mốc 6 (từ 30 – 32 tuần)

Mẹ bầu được tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

Mốc 7 (từ 36 – 40 tuần)

Đây là thời điểm mẹ bầu cần phải đi đăng ký hồ sơ sinh. Mẹ bầu sẽ được khám, siêu âm và đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và nhận tư vấn để chuẩn bị cho “vượt cạn”. Giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai 1 tuần/lần.

Mốc 8 (từ 40 tuần trở đi)

Mẹ bầu nên thực hiện khám thai khoảng 2 ngày/lần và nhập viện sinh con khi có các dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của các bác sĩ bệnh viện Phụ sản An Thịnh.

Mẹ cần thực hiện các mốc khám thai theo khuyến nghị của các bác sĩ

3. Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám thai

Khi đi khám thai để diễn ra hiệu quả và an toàn, mẹ bầu cần ghi nhớ những vấn đề sau:

Kiểm tra lịch khám từ các bác sĩ

Mỗi mẹ bầu thường sẽ chọn cho mình một bác sĩ cùng đồng hành với mình trong suốt thai kỳ và lịch khám thai cũng được sắp xếp theo định kỳ. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ của mẹ sẽ gặp những việc đột xuất và nghỉ khám nên các mẹ cần xác nhận lại lịch khám trước ngày hẹn để đảm bảo gặp đúng bác sĩ.

Các mẹ nên chọn trang phục thoải mái

Tuỳ vào hình thức siêu âm mà mẹ lựa chọn trang phục sao cho phù hợp. Nếu siêu âm đầu dò, mẹ hãy chọn váy có khả năng co giãn. Nếu siêu âm bụng, mẹ có thể mặc quần áo rộng rãi, cạp thấp hoặc kéo xuống được dễ dàng để không phải thay đồ.

Nên uống nước và đi vệ sinh trước khi siêu âm

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống thật nhiều nước trước khi siêu âm để làm đầy bàng quang, đẩy tử cung lên cao, nhờ đó bác sĩ sẽ thấy em bé được dễ dàng hơn. Trong hai tam cá nguyệt tiếp theo, vì bé đã lớn hơn, để nhìn thấy bé dễ hơn, mẹ sẽ cần phải đi tiểu trước khi siêu âm để làm trống bàng quang.

Ăn uống khoa học trước khi khám thai

Tránh việc sử dụng chất kích thích trước khi đi khám thai. Nếu có lịch kiểm tra về đường huyết, mẹ cần tuân thủ việc nhịn đói theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Nếu siêu âm thai 4D hoặc phải đo tim thai, mẹ cần ăn no để cho bé máy đạp. Ngoài ra, mẹ cũng nên đem theo sữa, bánh ngọt, nước lọc để ăn trong lúc chờ đợi hoặc sau mỗi khi làm xét nghiệm, tránh bị mất sức.

Trang sức và giày dép

Hạn chế mang trang sức: Để đảm bảo an toàn cho mẹ tránh những rủi ro không mong muốn.

Mang giày bệt nhẹ nhàng: Mang giày bệt, thoải mái để có thể dễ dàng tháo ra sẽ giúp mẹ đi lại dễ dàng giữa các khu khám, khu xét nghiệm hay di chuyển lên xuống ghế siêu âm.

Vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ

Các mẹ nên hạn chế sử dụng nước hoa quá nồng và nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi đi khám, đặc biệt là tại vùng kín.

Lên lịch hẹn phù hợp

Việc khám thai thường có thể tốn nhiều thời gian hơn dự tính nên mẹ hãy săp xếp thời gian khám thai phù hợp, đến đúng giờ khám, làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh mất nhiều thời gian.

Các loại giấy tờ cần thiết khi khám thai

Các mẹ cũng nên lưu ý phải mang theo những giấy tờ cần thiết để từ đó việc khám được diễn ra thuận lợi hơn.

Bác sĩ đang thực hiện việc khám thai định kỳ tại Bệnh viện An Thinh

4. Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh – Địa chỉ khám thai tin cậy nhất cho các mẹ

Hiện nay nhiều phụ nữ mang thai đã chọn Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh để thăm khám và tiêm ngừa đầy đủ trong thai kỳ. Đến với Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh, mẹ bầu không phải mất thời gian chờ đợi hàng giờ, được bác sĩ tư vấn tận tình để bạn luôn có một thai kỳ khỏe mạnh an toàn. Với những ưu điểm sau:

  • Trực tiếp đội ngũ đội ngũ bác sĩ chuyên gia là Giáo sư, Bác sĩ Sản khoa đầu ngành – Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản TW trên 40 năm kinh nghiệm, thiết kế lịch khám cho mẹ và bé sự chăm sóc toàn diện ngay từ những tháng đầu thai kỳ.
  • Bao trọn 20 danh mục khám, xét nghiệm không lo phát sinh chi phí: xét nghiệm nước tiểu, các xét nghiệm quan trọng như Double Test, Triple Test, các mũi tiêm uốn ván cho mẹ…
  • Tầm soát bất thường thai nhi với công nghệ 5D tiên tiến nhất
  • Tư vấn chế độ ăn tốt cho mẹ, khỏe cho con
  • Được lên lịch khám thai khoa học, nhắc lịch khám trước mỗi lần thăm khám định kỳ.

Hãy đến Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh để thăm khám và tiêm ngừa đầy đủ trong thai kỳ

Hy vọng rằng bài viết về các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết cùng những vấn đề cần lưu ý. Nếu cần đặt lịch khám thai với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh hãy liên hệ tới số Hotline 096.968.5055 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

========

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bệnh viện Phụ sản An Thịnh

Hotline: 0969.685.055

Email: [email protected]

Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *