Khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, ai cũng mong muốn mình sẽ thành công ngay lần đầu tiên chuyển phôi. Để tăng cơ hội đón con về nhà, chế độ ăn uống trước và sau khi làm IVF đóng vai trò rất quan trọng. Bỏ túi ngay bí kíp dưới đây để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật khoa học nhé.

Chế độ ăn uống trước và sau khi làm IVF

Trong IVF, trước và sau khi chuyển phôi, phụ nữ cần đảm bảo cả về mặt thể chất và tinh thần tạo điều kiện tốt cho phôi làm tổ. Đồng thời, cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho quá trình mang thai, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò là một phần của các hormone, đặc biệt trong trường hợp này là hormone nội tiết. Các hormone quyết định số lượng và chất lượng trứng, đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định thành công của IVF. Chế độ ăn giàu protein có giá trị sinh học cao, chứa các axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được nên bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt heo, thịt chim câu, trứng, cá, hải sản…

Thực phẩm chứa chất béo tốt

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, chế độ ăn giàu thực phẩm chứa các chất béo tốt giúp làm tăng khả năng mang thai lên 3-4 lần. Chất béo tốt có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá basa, quả bơ, dầu oliu…

Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt
Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt

Thực phẩm giàu carbohydrate tốt

Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, macca, đậu phộng… là những loại hạt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe sinh sản nhờ chứa nhiều axit béo thiết yếu, các dưỡng chất vi lượng. Chị em có thể ăn hạt đã qua chế biến rang, sấy hoặc uống sữa hạt đều rất tốt cho sức khỏe. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể từ chế độ ăn, giúp người phụ nữ có được thể trạng tốt nhất trước khi chuyển phôi.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Rau xanh và quả chín cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời cung cấp nhiều chất xơ.

Một số loại rau xanh, quả chín có màu như xanh đậm, đỏ, vàng, tím như cam, cherry, đu đủ, ớt chuông, súp lơ xanh, bắp cải tím… chính là loại trái cây, rau xanh có chứa nhiều các chất chống oxy hóa, giảm viêm, tốt cho quá trình chuyển phôi, giúp tử cung đáp ứng và nhận phôi tốt.

Súp lơ xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho phụ nữ khi làm IVF
Súp lơ xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho phụ nữ khi làm IVF

Bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ

Phôi thai muốn phát triển khỏe mạnh, không mắc các dị tật bẩm sinh cần có các loại vi chất cần thiết. Vậy nên, trong quá trình làm IVF, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các vi chất nhất là sắt, kẽm, axit folic, vitamin E…

Uống đủ nước

Ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình IVF, cơ thể đều cần bổ sung nước đầy đủ. Bởi, trước khi chuyển phôi, do thay đổi nội tiết tố, người phụ nữ sẽ cảm thấy khát nhiều, thiếu nước, mệt mỏi nên cần cung cấp đủ nước để giảm thiểu sự khó chịu ở giai đoạn này. Hãy nhớ bổ sung từ 2 – 3 lít nước/ngày từ việc ăn uống, sữa, trái cây, nước lọc để đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Một số lưu ý sau chuyển phôi giúp tăng cơ hội thụ thai IVF

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống trước và sau khi làm IVF, bạn cũng cần chú ý đến một số lưu ý sau để giúp tăng cơ hội thụ thai IVF:

Chế độ nghỉ ngơi

Sau khi về nhà, trong 3 ngày đầu tiên, người vợ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Tư thế nằm thích hợp nhất là nằm nghiêng sang trái, chân phải co lên và chân trái duỗi thẳng, song bạn có thể thay đổi để tìm tư thế nằm dễ chịu nhất.

Sau 3 ngày, bạn có thể đi lại nhiều hơn, tránh hoạt động mạnh, bê vác dùng sức. Cần đi chậm thật cẩn thận, hạn chế tối đa va chạm hoặc làm việc quá sức ảnh hưởng đến quá trình phôi thai bám vào tử cung làm tổ và phát triển thành thai. Ngoài ra, cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn để tránh kích thích gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới phôi thai.

Để làm IVF thành công cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Để làm IVF thành công cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

>>> Xem thêm: Những cách cải thiện chất lượng tinh trùng trước khi làm IVF

Chế độ dinh dưỡng

Nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây trong các bữa ăn để bổ sung Vitamin tự nhiên giúp giảm đến 40% tỷ lệ sảy thai. Cung cấp đủ chất xơ giúp chuẩn bị cho quá trình mang thai an toàn. Các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ xanh còn chứa dinh dưỡng tốt, ngăn ngừa sảy thai.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý

Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu pinto…Các loại protein nạc cũng không thể thiếu trong dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ sau chuyển phôi. Tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai như: nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót, rau má,…

Giữ tâm lý thoải mái

Quá trình điều trị IVF kéo dài gây nhiều căng thẳng, mệt mỏi. Vậy nên, khi làm IVF, bạn hãy hạn chế suy nghĩ quá nhiều, hãy dành thời gian xem phim, đọc sách để thư giãn và thoải mái tinh thần. Đồng thời, nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thụ tinh ống nghiệm là cả một quá trình, hãy nhớ bổ sung đầy đủ chế độ ăn uống trước và sau khi làm IVF để thành công đón con yêu về nhà ba mẹ nhé. Liên hệ Hotline 096.968.5055 để được tư vấn và hỗ trợ!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bệnh viện Phụ sản An Thịnh

  • Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
  • Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

Hotline: 096.968.5055

Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tháng 5 Quà Tặng Lên Tới 350 Triệu Đồng
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=18]
DUY NHẤT TRONG THÁNG NÀY
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=4]