Hỏi: Bác sĩ ơi! Bác sĩ cho em hỏi thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng đến sức khỏe không, vợ chồng em chuẩn bị làm IVF nhưng em lo lắng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi?

Trả lời:
Với thắc mắc thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng đến sức khỏe không, các chuyên gia hỗ trợ sinh sản cho rằng: IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản an toàn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, ít biến chứng và rất ít ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi một cặp vợ chồng được xác định có dấu hiệu vô sinh, các bác sĩ cần tiến hành đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra tình trạng này, cũng như mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện cần thiết, người bệnh mới được chỉ định để thực hiện kỹ thuật này.
Một số trường hợp vô sinh hiếm muộn có thể can thiệp IVF:
– Nam giới có số lượng tinh trùng ít hoặc tinh trùng kém chất lượng;
– Phụ nữ gặp tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng;
– Rối loạn trong quá trình phóng noãn hoặc rụng trứng không đều;
– Suy giảm chức năng buồng trứng trước tuổi mãn kinh;
– Người từng thực hiện thắt ống dẫn trứng;
– Các bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc lạc nội mạc buồng trứng hai bên, tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ chuyên khoa.
Những cặp vợ chồng có ý định tìm con bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm IVF có thể yên tâm về độ an toàn của phương pháp này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện IVF có xâm lấn nên có thể gây ra một số phản ứng nhưng không đáng kể. Để đảm bảo an toàn tối đa, trước khi bắt đầu hành trình IVF, việc tìm hiểu kỹ lưỡng và chuẩn bị chu đáo là điều cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro không mong muốn.
Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm
Bên cạnh thắc mắc thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng đến sức khỏe không, vấn đề rủi ro khi thực hiện kỹ thuật này cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm.
Trong IVF, để có cơ hội đón con yêu về nhà, những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn phải trải qua các bước thực hiện như kích trứng, chọc hút trứng, chuyển phôi… Chính vì thế, việc xuất hiện một số nguy cơ không mong muốn là điều khó tránh khỏi:
Phản ứng phụ của thuốc kích trứng
Khi làm IVF phụ nữ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kích trứng để thu được nhiều nang trứng nhất. Một số người khi sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: căng tức 2 bên ngực, bốc hỏa, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, mệt mỏi…

>>> Xem thêm: Bỏ túi kinh nghiệm chuẩn bị trước khi làm IVF tăng tỷ lệ thành công
Một số ảnh hưởng khi chọc hút trứng
Việc chọc hút trứng trong IVF là một thủ thuật can thiệp trực tiếp, có thể gây ra một số phản ứng như đau nhẹ ở vùng bụng, chảy máu âm đạo hoặc nguy cơ nhiễm trùng nếu kỹ thuật không được thực hiện chính xác. Đặc biệt, với những người có buồng trứng nhạy cảm, việc lặp lại thủ thuật này nhiều lần có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, từ đó tác động lâu dài đến khả năng sinh sản.
Hội chứng quá kích buồng trứng
Các trường hợp quá kích buồng trứng mức độ nhẹ sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng nhẹ, tăng cân, cơ thể khó chịu… Những dấu hiệu này có thể giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày. Bạn chỉ cần theo dõi triệu chứng tại nhà kết hợp chế độ nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp, hạn chế vận động, uống nhiều nước và kiêng quan hệ.
Những rủi ro liên quan đến chuyển phôi
Chuyển phôi không phải lúc nào cũng đảm bảo thành công ngay lần đầu. Tỷ lệ phôi làm tổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng phôi, tình trạng nội mạc tử cung và sức khỏe tổng thể của người mẹ. Trong một số trường hợp, người thực hiện IVF có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai sớm, ảnh hưởng không nhỏ đến cả thể chất lẫn tinh thần.
Nguy cơ đa thai, rủi ro trong thai kỳ
Trong thụ tinh ống nghiệm, tỷ lệ mang đa thai cao hơn nhiều so với những người thụ tinh tự nhiên. Bởi để tăng khả năng thụ thai, đôi khi bác sĩ chuyển nhiều phôi vào tử cung, dẫn đến khả năng mang đa thai.

Việc mang đa thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé trong thai kỳ. Do đó các chuyên gia thường khuyến khích giảm số lượng phôi ở mỗi lần chuyển phôi.
Sau khi làm IVF thành công, một số chị em vẫn có thể gặp một số rủi ro trong thai kỳ như: sảy thai, sinh non, cân nặng thấp, tiền sản giật… Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở những sản phụ lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền về sức khỏe như tiểu đường, huyết áp… Để phòng tránh rủi ro không mong muốn trong thai kỳ, chị em nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sức khỏe tốt và quản lý thai kỳ chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa.
Vấn đề thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng đến sức khỏe không đã được giải đáp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ Hotline 096.968.5055 để được hỗ trợ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
- Bệnh viện chuyên khoa 14 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản – Sản khoa và Chuyên khoa nhi được thành lập đầu tiên ở miền Bắc
- Quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
Hotline: 096.968.5055
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội